BỆNH GLAUCOMA (Bệnh cườm nước)
Đăng lúc: 20/04/2022, 10:09
KẺ CƯỚP THỊ LỰC TẦM LẶNG: GLAUCOMA
Bệnh cườm nước còn gọi là lục thanh nhãn vì khi phát hiện bệnh ta có thể nhìn thấy màu xanh thay vì màu đen bên trong con ngươi. Bệnh cườm nước có thể làm tổn hại đến thần kinh thị giác, dẫn đến tình trạng nhãn áp tăng và giết chết tế bào thần kinh mắt, gây đau đớn cho mắt, nặng hơn là bị mù lòa.
Có 2 loại cườm nước: Loại tiến triển nhanh (cấp tính) và loại tiến triển âm thầm, chậm chạp (mạn tính). Có trường hợp bệnh nhân bị cườm nước ở một mắt nhưng cũng có người bị bệnh ở cả hai mắt.
-
Ở loại tiến triển cấp tính, người bệnh thấy nhức mắt, nhức nửa đầu, đôi khi rất dữ dội, có thể kèm theo ói mửa, đau bụng, nhìn thấy các màu giống “cầu vồng”, hay thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ, cảm giác căng cứng, đồng tử giãn nở (con ngươi nở lớn).
-
Dạng tiến triển âm thầm thì rất khó biết, thường người bệnh chỉ có cảm giác hơi xốn, mắt mỏi, đôi khi cảm thấy mắt mờ. Cả hai trường hợp cấp tính hoặc mạn tính, bệnh nhân đều bị tổn thương thần kinh thị giác. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm là điều cực kỳ quan trọng. Để sớm phát hiện bệnh cườm nước, khi mắt có triệu chứng mờ, đau nhức, người bệnh không tự ý dùng thuốc, mà phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp, điều trị bệnh. Với người trên 40 tuổi (đặc biệt là phụ nữ), thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính và làm việc trong điều kiện căng thẳng tinh thần, nên khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
TRIỆU CHỨNG CỦA GLAUCOMA
Hầu hết người bị bệnh glaucoma (bệnh cườm nước) không bị đau và hầu như không có triệu chứng. Họ chỉ nhận thức được căn bệnh này khi họ nhận thấy những điểm mù trên thị lực ngoại biên của họ. Tuy nhiên, có một số triệu chứng, có thể là dấu hiệu của bệnh glaucoma (bệnh cườm nước), do đó, tốt hơn hết là chú ý đến những dấu hiệu đó. Chúng bao gồm:
-
Bệnh glaucoma (bệnh cườm nước) có thể cho thấy một số triệu chứng sớm bao gồm đau dữ dội ở mắt hoặc trán
-
Có những trường hợp đỏ mắt
-
Thị lực giảm hoặc mờ cũng được ghi nhận
-
Một số bệnh nhân tăng nhãn áp nhìn thấy cầu vồng hoặc quầng sáng xung quanh đèn sáng
-
Bệnh nhân cũng có thể bị buồn nôn và ói mửa
Người bị bệnh glaucoma (bệnh cườm nước) thường bị nhạy cảm với ánh sáng đau đớn hoặc sợ ánh sáng. Điều này chủ yếu là do tăng áp lực trong mắt. Lớp phủ Crizal cho tròng kính của bạn có thể giúp loại bỏ ánh sáng chói và làm dịu mắt, giúp giảm bớt sự khó chịu cho mắt.
Tăng nhãn áp lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí gây mì lòa. Vì thế, khi bạn có dấu hiệu đau đầu, đau mắt mắt mờ hoặc thậm hcis khi bạn thấy có những dấu hiệu bất thường ở mắt, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được kiểm tra. Đặc biêt với người đã bị tật khsuc xạ hoặc người trên 40 tuổi thì càng nên đi kiểm tra mắt định kì 1-2 lần/năm để tầm soát các vấn đề khác của mắt.
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cườm nước
Những thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học có thể giúp bệnh tình của bạn diễn tiến tốt hơn:
-
Khám mắt thường xuyên và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khóa.
-
Nói với bác sĩ về các căn bệnh bạn đang gặp phải, những loại thuốc bạn đang dùng hay những thành phần thuốc bạn bị dị ứng.
-
Dùng kính bảo hộ sau khi phẫu thuật hoặc khi tham gia các môn thể thao mạnh để bảo vệ an toàn cho mắt.
-
Gọi bác sĩ khi trong quá trình điều trị xuất hiện những biến chứng khác thường.
-
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
KIỀU OANH/Phòng khám Đa Khoa Sao Mai