Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Đăng lúc: 15/10/2021, 08:06
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Nhiễm khuẩn niệu đạo hay gặp ở phụ nữ vì niệu đạo nữ ngắn hơn nam lại gần với trực tràng và âm đạo là những vị trí dễ có vi khuẩn Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì gặp nhiều khó khăn hơn do sức đề kháng của người cao tuổi ngày một suy giảm.
Các dạng nhiễm trùng đường tiết niệu
Sau đây là 3 dạng điển hình của bệnh:
Viêm niệu đạo
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây biến chứng nguy hiểm
Đây là dạng viêm hoặc nhiễm trùng niệu đạo, người bệnh có cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu, đôi khi xuất hiện mủ. Đối với nam giới xuất hiện cả hiện tượng chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu đạo) dương vật. Ví dụ điển hình là bệnh lậu, nam giới mắc bệnh có mủ ở lỗ sáo.
Viêm bàng quang
Là dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhất, gây nên hiện tượng đau tức bụng dưới, nước tiểu khai, đôi khi là tiểu ra máu.
Viêm thận – bể thận cấp
Có thể nguyên nhân do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ máu. Bệnh này dễ làm suy giảm chức năng thận, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu:
-
Tắt nghẽn đường ra của bàng quang do sỏi hoặc u xơ tiền liệt tuyến
-
Dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu, đặc biệt là trào ngược bàng quang-niệu quản
-
Suy giảm miễn dịch
-
Đái tháo đường
-
Sỏi thận
-
Hẹp niệu đạo do bẩm sinh hoặc do chấn thương
-
Bất động lâu ngày ví dụ như chấn thương, bại liệt
-
Uống ít nước
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Trong trường hợp viêm bàng quang dạng nhẹ có thể lành mà không cần điều trị, nhưng chúng đều có thể gây ra biến chứng nặng nề
- Khi điều trị, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khỏi trong vài ngày nhưng điều trị cần từ 10 – 15 ngày đề phòng viêm thận bể thận.
- nhiễm trùng đường tiểu do bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu cần phải phẫu thuật.
- nhiễm trùng đường tiểu tái diễn có thể điều trị kéo dài đến 6 tháng đôi khi đến cả 2 năm.
Cách phòng chống tái nhiễm trùng đường tiết niệu
Uống nhiều nước hàng ngày để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Hãy tham khảo các mẹo sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu:
Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, ngăn tái phát nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Thực hiện các biện pháp phòng tránh đúng cách cũng có thể giúp bảo vệ sức khỏe bản thân.
-
Hãy đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu; đừng vội vàng mà hãy chắc chắn bàng quang đã cạn nước tiểu lúc đi vệ sinh!
-
Chùi từ trước ra sau.
-
Uống nhiều nước.
-
Tắm bằng vòi hoa sen hay vì ngâm bồn.
-
Tránh xa các loại thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, thụt rửa có mùi thơm và các sản phẩm tắm có mùi thơm - chúng chỉ làm tăng kích ứng.
-
Vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ tình dục.
-
Đi tiểu sau khi quan hệ để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào niệu đạo của bạn.
-
Nếu bạn sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su không có nhãn hoặc thạch diệt tinh trùng để tránh thai, hãy cân nhắc chuyển sang phương pháp khác. Màng ngăn âm đạo có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn, trong khi bao cao su và chất diệt tinh trùng không được kích thích có thể gây kích ứng. Tất cả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.
-
Giữ vùng kín khô ráo bằng cách mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng. Tránh quần jean bó sát và đồ lót bằng nylon - chúng có thể giữ độ ẩm, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.
-
Khám định kì: Bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. Với những người bị các bệnh như sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt… nên điều trị và có biện pháp phòng bệnh. Vì các bệnh này dễ gây ứ đọng nước tiểu.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SAO MAI/Phòng khám Đa Khoa Sao Mai