
Sỏi thận không trơn tru như tưởng tượng, có khi không đơn lẽ từng viên một mà kết dính thành từng khối không xác định.Sỏi thận gồm có nhiều loại
-
Sỏi canxi: Là loại phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới trong độ tuổi 20 - 30 tuổi và có khả năng tái phát cao. Canxi có thể kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat để tạo thành những tinh thể muối lắng cặn tạo thành sỏi. Trong đó muối canxi oxalat là phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa oxalat.
-
Sỏi acid uric: Hình thành bởi sự rối loạn chuyển hóa acid uric. Loại này thường liên quan đến bệnh gout, vì thế xuất hiện chủ yếu ở nam giới.
-
Sỏi cystin: Gặp ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn cystin di truyền. Loại này tương đối ít gặp.
-
Sỏi struvite: Thường gặp ở phụ nữ, là kết quả của sự nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu. Sỏi struvite phát triển nhanh chóng và dễ gây tắc đường tiết niệu.
-
Sỏi phosphat: Loại sỏi này có kích thước lớn, hình san hô, hậu quả của nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi đi kiểm tra sức khỏe định kì hay đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen không tốt, không phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày về lâu dài dẫn đến hình thành sỏi… Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng dấu hiệu thận có sỏi:
Đau thắt lưng, hông
Đau âm ỉ: Thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau âm ỉ, nhẹ nhẹ vùng thắt lưng, hông. Khi thấy dấu hiệu này có thể bạn đã bị sỏi nhỏ hoặc vừa ở bể thận, sỏi nhỏ ở niệu quản. Sỏi thận hoặc niệu quản gây ứ nước độ 1, 2. Trong trường hợp đau kèm theo bí đái, có thể sỏi ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.
Đau dữ dội vùng thắt lưng, hông: Cơn đau này thường gọi là “Cơn đau quặn thận”, thường đau khởi phát từ thắt lưng, hông sau đó lan rộng xuống bụng dưới. Dấu hiệu này thường là sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản. Gây tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt niệu quản nên mới xuất hiện cơn đau dữ dội như vậy
Đau khi ngồi lâu: Khi sỏi thận phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài. Áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn.
Nước tiểu hồng, nước tiểu đục
Sỏi làm tổn thương niêm mạc ống thận - tiết niệu sẽ gây chảy máu, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, trong trường hợp nặng hơn có thể kèm theo đau và đái ra máu.
Khi tình trạng tổn thương niêm mạc kéo dài, rất dễ dẫn đến viêm đài bể thận - đường tiết niệu. Lúc này có thể tiểu ra mủ. Nước tiểu có màu trắng đục.
Tiểu nhiều, tiểu buốt
Một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận là đi tiểu nhiều dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi. Việc đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo..
Nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận thường đục và có mùi hôi, hăng do lắng nhiều chất cặn bã. Trong trường hợp bị viêm, nhiễm khuẩn đường tiết nước tiểu có mùi hôi nặng hơn.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.
Mặt khác, những dây thần kinh trong đường tiêu hóa và thận có liên quan đến nhau. Khi sự tắc nghẽn ở thận xảy ra, làm co thắt cơ trơn ở niệu quản và thận. Việc này kéo theo co thắt dạ dày, gây cảm giác buồn nôn và nôn.
Sốt
Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều này khiến họ sốt và gai người.
Sưng vùng bụng chứa thận
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.
Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:
-
Lượng nước tiểu thấp – nguyên nhân sỏi thận chính
Lượng nước tiểu ít chủ yếu là do mất nước ở những người lao động nặng, sinh sống và làm việc ở khu vực nắng nóng hoặc do không uống đủ nước hàng ngày. Khi lượng nước tiểu ít, nước tiểu cô đặc và trở nên sẫm màu. Cơ thể có quá ít nước để hòa tan các chất khoáng và muối trong nước tiểu. Tình trạng này dẫn tới sự lắng đọng thành tinh thể, tạo ra sỏi trong thận.
Một số rối loạn di truyền hiếm gặp như chứng cystine niệu. Đây là hội chứng dẫn tới tình trạng có quá nhiều axit amin cystine trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ tạo sỏi cystin.
-
Thuốc
Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung canxi, vitamin C có thể làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi thận. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Sử dụng vitamin C liều cao, trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ hình thành sỏi.
-
Béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ tạo sỏi. Nguyên nhân là vì béo phì sẽ làm thay đổi nồng độ axit trong nước tiểu dẫn đến hình thành sỏi trong thận.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Hai quả thận đảm nhiệm chức năng chính trong hệ tiết niệu nên nếu sỏi quá lớn, cản trở lưu thông nước tiểu thì nguy cơ gặp biến chứng là rất cao, ví dụ như:
– Tắc nghẽn đường tiết niệu: sỏi thận rơi xuống điểm nối thận – niệu quản khiến nước tiểu không được lưu thông gây nên tình trạng thận ứ nước, giãn đài bể thận.
– Viêm đường tiết niệu: sỏi thận là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn và khi sỏi di chuyển cọ xát gây chảy máu và viêm ở thận hoặc niệu quản, bàng quang, niệu đạo…
– Suy giảm chức năng thận: các tổn thương ở thận đều có thể gây suy thận cấp tính hoặc mạn tính, gây tốn kém chi phí trong điều trị.
– Biến chứng vỡ thận đột ngột gây tử vong.
Phòng ngừa bệnh sỏi thận
-
Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày).
-
Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
-
Sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.
-
Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt...
-
Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.
-
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
-
Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.
-
Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do vậy việc cung cấp cá kiến thức về bệnh sỏi thận để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa là điều quan trọng.