Thông thường, ở những giai đoạn đầu của bệnh diễn biến âm thầm, do đó, phụ huynh thường khó nhận biết, một số bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cũng có thể chẩn đoán sai hoặc bỏ sót bệnh vì có ít trường hợp trẻ có biểu hiện nóng sốt hoặc triệu chứng đau đầu, ù tai. Việc chẩn đoán viêm tai giữa không những khó khăn đối với bệnh nhân người lớn, mà càng khó đối với bệnh nhi vì khó khai thác các triệu chứng đầy đủ do trẻ em không thể hợp tác trọn vẹn trong quá trình thăm khám.

Do vậy, khi bác sĩ tiến hành khám tai ở giai đoạn đầu, màng nhĩ của trẻ đa số là bình thường, tuy nhiên khi bệnh nặng hơn có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:
-
Xuất hiện bóng khí ở màng nhĩ hoặc có thể là mực nước ở hòm nhĩ;
-
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, màng nhĩ sẽ có dấu hiệu bắt đầu dày và đỏ, sau đó màng nhĩ lõm vào trong, lõm thượng nhĩ, khi quan sát có thể thấy một lượng dịch màu vàng nhạt hoặc là dịch màu trắng phía sau màng nhĩ của trẻ.
Triệu chứng viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ thường thầm lặng, do đó trẻ không có phản ứng nên hầu hết phụ huynh không phát hiện bất thường. Phát hiện bệnh ở trẻ chủ yếu do viêm nhiễm đường hô hấp gây chảy mũi, nghẹt mũi. Do đó, phụ huynh và những người chăm sóc bé, giáo viên nếu thấy bé có hiện tượng nghe kém thì cần đưa bé đi khám tai mũi họng.
Lời khuyên ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ
Các bậc phụ huynh hay những người chăm sóc trẻ, giáo viên nếu thấy bé có hiện tượng nghe kém hơn trước nên cho thông báo đến gia đình và cho bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Để bé được nội soi tai mũi họng, đo thính lực và nhĩ lượng.
Để phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch nên giữ gìn vệ sinh vùng mũi họng cho bé, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa chuyển từ mùa nóng sang lạnh. Khi bị viêm mũi họng, nên điều trị tích cực để tránh biến chứng viêm tai giữa. Đối với trẻ nhỏ ngoài việc giữ vệ sinh vùng mũi họng không nên cho bé bú sữa ở tư thế nằm vì dễ gây sặc gây ảnh hưởng đến tai trẻ.